[Chân trời sáng tạo] Ôn tập - khảo sát kiến thức đơn vị đo cấp tiểu học
ÔN TẬP CÁC ĐƠN VỊ ĐO ĐÃ HỌC CẤP TIỂU HỌC
I: Ôn tập về đơn vị đo độ dài
BẢNG QUY ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI |
||||||
km |
hm |
dam |
m |
dm |
cm |
mm |
1km |
10hm |
100dam |
1000m |
10000dm |
100000cm |
1000000mm |
Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta nhân số đó với 10 (Ví dụ: 1km = 10 hm = 100 dam).
Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 10 (Ví dụ: 20cm = 2 dm).
Sơ đồ quy đổi đơn vị đo độ dài như sau:
Cách quy đổi các đại lượng độ dài
Mỗi đơn vị đo liền kề gấp hoặc kém nhau 10 lần.
VD1: Đổi từ 1km sang m, ta thấy phải nhân số đo đó với ba lần số 10 (10 x 10 x 10 = 1000), vậy 1 km = 1 x 1000 = 1000m.
VD2: Đổi từ 200 cm sang m, ta thấy phải chia 200 với hai lần số 10 (10 x 10 = 100), vậy 200cm = 200 : 100 = 2m.
II: Ôn tập về đơn vị đo khối lượng (yến – tạ – tấn)
Để đo khối lượng các hãng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki – lô – gam, người ta còn dùng những đơn vị: yến, tạ, tấn.
Lớn hơn ki – lô – gam |
ki – lô – gam |
Bé hơn ki – lô – gam |
||||
tấn |
tạ |
yến |
kg |
hg |
dag |
g |
1 tấn |
1 tạ |
1 yến |
10 hg |
100 da |
1000g |
Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta nhân số đó với 10 (Ví dụ: 1 tấn = 10 tạ).
Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta chia số đó cho 10 (Ví dụ: 10g = 1 dag).
III: Ôn tập về đơn vị đo thời gian
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây
1 giờ = 60 phút = 3600 giây.
-
Thực hiện đổi đơn vị:
a giờ = a x 60 (phút) = a x 3600 (giây)
a phút = a : 60 (giờ)
a giây = a : 60 (phút)
1 thế kỷ = 100 năm
Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ thứ I
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ thứ II
Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỷ thứ III
…
Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỷ thứ XX
Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỷ thứ XI
Tổng hợp các đơn vị đo thời gian
-
Giây => Phút => Giờ => Ngày => Tuần => Tháng => Năm => Thập kỷ => Thế kỷ => Thiên niên kỷ.
-
Lưu ý:
+ Cứ 4 năm sẽ có một năm nhuận, tháng 2 năm đó có 29 ngày, năm không nhuận tháng 2 có 28 ngày. Các tháng khác trong năm có 30 hoặc 31 ngày.
+ Để xác định tháng có 30 hay 31 ngày, ngoài học thuộc ta có thể áp dụng quy tắc nắm tay như sau: Nắm bàn tay lại, bắt đầu đếm từ vị trí khớp nhô của ngón tay trỏ, lần lượt các tháng 1 đến 7, đếm đến hết ta quay lại từ vị trí đầu đếm tiếp đến số 12. Vị trí các số (tháng) ở khớp cao là tháng đủ (31 ngày), vị trí các số (tháng) ở phần lõm của khe các ngón tay là tháng thiếu (30 ngày trừ tháng 2).
Mẹo nhận biết các tháng có 30 hay 31 ngày trong năm.
Ta có: Tháng 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12 (màu xanh lá) là các tháng có 31 ngày. Tháng 4; 6; 9; 11 (màu xanh lam) là các tháng có 30 ngày. Tháng 2 (màu đỏ) có 28 hoặc 29 ngày (năm nhuận).
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - CTST
PHẦN THI KHẢO SÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
[Chân trời sáng tạo] Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
[Chân trời sáng tạo]bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử
[Chân trời sáng tạo] Kiểm Tra Tổng Kết Phần Mở Đầu - Khoa Học Tự Nhiên 6
Bài học liên quan