[Chân trời sáng tạo] Bài 4: Đo chiều dài

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Đơn vị do độ dài

Đơn vị đo độ dài thường dùng ở Việt Nam là mét (kí hiệu là m).

Các đơn vị khác thường dùng như: Km, hm, dam, m, dm, cm, mm.

Hai đơn vị liên tiếp nhau hơn kém nhau 10 lần đơn vị.

Đổi đơn vị đo

Kilômét (km): 1km = 1000 m.

Đềximét (dm): 1dm = 1/10m = 0,1m.

Xăngtimét (cm): 1cm = 1/100 m = 1.01 m

Milimét (mm): 1mm = 1/1000m = 0,001 m

Một số đơn vị đo chiều dài khác để đo khoảng cách rất lớn trong vũ trụ:

Đơn vị thiên văn (AU): 1 AU = 150 triệu km

Năm ánh sáng (ly): 1 ly = 946073 triệu tỉ m

2. Dụng cụ dùng đo độ dài.

        Dụng cụ đo độ dài là thước.

Có các loại thước như: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước thẳng (thước mét).

thuoccuon

Thước cuộn 

thuocke

Thước kẻ

thuocday 

Thước dây

Thước kẹp

3. Giới hạn đo ­ Độ chia nhỏ nhất

Khi sử dụng thước đo chúng ta cần quan tâm đến giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất:

Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước (ở cuối thước).

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

4. Cách đo độ dài của một vật.

Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo.

Bước 2: Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

Bước 3: Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

Bước 5: Đọc giá trị và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất của thước.

Vat Ly 6 SGK hinh 2

Bài học liên quan

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - CTST

 PHẦN THI KHẢO SÁT

 PHẦN MỞ ĐẦU

 CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO

 CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT

 CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

 CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THƯC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

 CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT

 CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

 CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

 CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

 CHỦ ĐỀ 9: LỰC

 CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG

 CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI