[Chân trời sáng tạo]bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

I. Quy định an toàn trong phòng thực hành

Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất,… để thực hiện các thí nghiệm, các bài thực hành. Là nơi có nhiều nguồn gây nguy cơ mất an toàn cho giáo viên và học sinh.

Vì vậy, cần hiểu rõ các quy tắc an toàn để phòng tránh rủi ro và tai nạn có thể xảy ra khi học tập.

Một số quy tắc trong phòng thực hành: 

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết quy định an toàn trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628915937189_mceclip0.png

 

Ví dụ:

Những việc cần làm trong phòng thực hành

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết quy định an toàn trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628915979316_mceclip0.png

 Những việc không được làm trong phòng thực hành

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết quy định an toàn trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628916031497_mceclip0.png

 

II. Kí hiệu cảnh báo trong phòng thí nghiệm

Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành giúp chúng ta chủ động phòng tránh và giảm thiểu các nguy hiểm.

Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết.

Kí hiệu cảnh báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

+ Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiềm: hình tam giác đều, viền đen hoặc viền đỏ, nền vàng.

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết quy định an toàn trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628917084507_mceclip0.png

 

Kí hiệu cảnh báo nguy hiểm do hóa chât gây ra: hình vuông, viền đen, nền đỏ cam.

 C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết quy định an toàn trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628917140964_mceclip0.png

 

Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ.

 C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết quy định an toàn trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628917204352_mceclip0.png

 

III. Một số dụng cụ đo trong môn khoa học tự nhiên

Dụng cụ đo là các dụng cụ dùng để đo các đại lượng vật lí của một vật thế (kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ,…)

Tên và công dụng của một số dụng cụ đo phổ biến:

Tên dụng cụ

Công dụng

Thước cuộn

Dùng để đo đạc, đo lường khoảng cách, chiều dài, bè dày của vật dụng hay các công trình thiết bị nào đó

Đồng hồ bấm giây

Dùng bấm giây để đo thành tích, so sánh thời gian ở những đơn vị nhỏ hơn giây,...

Lực kế

Dùng để đo lực

Nhiệt kế

Được sử dụng để đo nhiệt độ hoặc nhiệt độ gradient bằng cách sử dụng nhiều nguyên tắc khác nhau. Dùng nhiệt kế có khả năng đo nhiệt độ chất rắn, chất lỏng hoặc khí.

Pipette

Dùng để vận chuyển một thể tích chất lỏng, đây là dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, y học.

Ống chia độ (ống đong)

Được dùng để đo thể tích chất lỏng không lớn

Cốc chia độ

Đo thể tích chất lỏng hay dung dịch với lượng lớn hơn ống chia độ.

Cân đồng hồ

Dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật

Cân điện tử

Dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật, độ đo chính xác hơn cân đồng hồ

 
-
 HÌNH ẢNH CÁC DỤNG CỤ ĐO:

+ Dụng cụ đo độ dài

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết một số dụng cụ đo trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628305282055_mceclip0.png

+ Dụng cụ đo khối lượng

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết một số dụng cụ đo trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628305638607_mceclip0.png

+ Dụng cụ đo thể tích chất lỏng

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết một số dụng cụ đo trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628306020518_mceclip0.png

+ Dụng cụ đo thời gian

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết một số dụng cụ đo trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628306224332_mceclip0.png

Đồng hồ treo tường

Dụng cụ đo nhiệt độ

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết một số dụng cụ đo trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628306418918_mceclip0.png

Khi sử dụng các dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ – giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN – hiệu giá trị đo của hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo) phù hợp với vật cần đo và phải tuân thủ quy tắc đo của dụng cụ đó.

Ví dụ: Khi cần đo một lượng chất nhỏ hơn 100g, chúng ta nên sử dụng cân điện tử thay vì sử dụng cân đồng hồ, khi cần lấy một lượng chất lỏng lớn hơn 500 ml, chúng ta nên sử dụng ống đong, cốc đong, bình tam giác thay vì sử dụng pipette.

IV. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích

Trong phòng thực hành, người ta dùng các dụng cụ đo thể tích (cốc đong, ống đong, bình tam giác, pipette…) để do thể tích chất lỏng.

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết một số dụng cụ đo trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628932379767_mceclip0.png

Mỗi dụng cụ đều có độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo, khi đo cần phải chú ý để chọn dụng cụ phù hợp với lượng chất lỏng cần đo.

Khi cần lấy một lượng chất lỏng nhỏ, chúng ta có thể dùng ống hút nhỏ giọt, ống pipette…

Dùng ống hút nhỏ giọt để lấy một lượng nhỏ chất lỏng

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết một số dụng cụ đo trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628932423786_mceclip0.png

 

Bước 1: Bóp đầu cao su của ống trước khi cho vào dung dịch để đẩy hết không khí bên trong ống ra, nhúng đầu nhọn của ống ngập vào chất lỏng, đảm bảo giữ ống thẳng đứng

Bước 2: Từ từ nhả đầu bóp cao su để dung dịch cần lấy đi vào bên trong thân ống.

Bước 3: Nếu lượng chất lỏng lấy vào bên trong vượt quá dung tích cần thiết, nhẹ nhàng bóp nhẹ phần đầu ống nhỏ giọt để đẩy dung dịch chảy ra.

Dùng pipeet để lấy một lượng nhỏ chất lỏng

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết một số dụng cụ đo trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628932461819_mceclip0.png

Khi cần lấy một lượng chất lỏng lớn hơn chúng ta có thể sử dụng cốc đong, ống đong, bình tam giác…Ngoài ra, chúng ta có thể ứng dụng trong việc đo thể tích  các vật như hòn đá hay đo thể tích nước bốc hơi

Dùng bình chia độ đo thể tích chất lỏng

Bước 1: Cho từ từ lượng chất lỏng vào bình chia độ

Bước 2: Để bình thẳng đứng và đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết một số dụng cụ đo trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628932492212_mceclip0.png

Đo thể tích hòn đá

Bước 1: Đổ một lượng nước vừa phải vào ống đong có chia các mức đo thể tích.

Bước 2: Buộc dây vào hòn đá thả vào ống đong đến khi viên đá ngập hẳn trong nước.

Bước 3: Quan sát thể tích nước trong ống dâng lên, chênh lệch thể tích nước lúc đầu và lúc sau khi thẻ hòn đá chính là thể tích hòn đá.

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết một số dụng cụ đo trong phòng thực hành khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628932519693_mceclip0.png

V. Tìm hiểu về kính hiển vi quanh học

Kính hiển vi quang học có cấu tạo gồm 4 hệ thống:

+ Hệ thống phóng đại: thị kính, vật kính (đây là bộ phận được coi là quan trọng nhất).

Hệ thống giá đỡ: chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu.

Hệ thống chiếu sáng: đèn chiếu sáng, gương, màn chiếu sáng.

Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính: ốc to (ốc sơ cấp), ốc nhỏ (ốc vi cấp). 

C:\Users\admin\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\5A3C85E3.tmp 

Độ phóng đại của kính hiển vi quang học từ 40 lần đến 3000 lần.

Kính hiển vi được sử dụng để quan sát những vật nhỏ bé mà mắt thường không thể quan sát được (Ví dụ như vi khuẩn, virus, tế bào thực vật, tế bào động vật...)

Hiện nay, kính hiển vi quang học hầu như chỉ được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, phục vụ cho học tập, nghiên cứu.

Kính hiển vi sinh học nào phù hợp cho học sinh?

Kính hiển vi quang học sử dụng trong học tập

Ứng dụng kính hiển vi trong thụ tinh nhân tạo

Kính hiển vi quang học sử dụng trong nghiên cứu

 

 

VI. Sử dụng và bảo quản kính hiển vi

Cách sử dụng:

Bước 1: Chuẩn bị kính, chọn vật kính thích hợp (10X, 40X, 100X...).

Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng.

Bước 3: Quan sát mẫu vật bằng cách đặt tiêu bản lên mâm kính, điều chỉnh ốc sơ cấp và vi cấp để nhìn rõ các chi tiết bên trong

 

Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi cho người mới bắt đầu

 

Bảo quản: 

+ Cầm kính hiển vi bằng chân kính,  tay kia đỡ chân đế của kính

+ Để kính trên bề mặt phẳng.

+ Không được để tay ướt hổng bẩn lên kính.

+ Lau vật kính và thị kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi sử dụng.

 

Vệ sinh kính bằng bông gạc sạch

 

VII. Tìm hiểu về kính lúp

Cấu tạo:

+ Mặt kính (phần rìa mỏng hơn phần giữa): có đường kính từ vài cm đến khoảng vài chục cm

+ Khung kính: bảo vệ mặt kính

+ Tay cầm (giá đỡ)

C:\Users\admin\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\1249AC45.tmp

Kính lúp có thể phóng to ảnh của một vật từ 3 đến 20 lần.

C:\Users\admin\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\6EBCEB9B.tmp

Công dụng: phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học, trong đời sống (đọc sách, soi mẫu vải, sữa chữa đồ dùng…)

C:\Users\admin\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.MSO\7664A361.tmp

Một số kính lúp thông dụng: kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn có đèn, kính lúp đeo mắt

 

VIII. Sử dụng và bảo quản kính lúp

- Sử dụng kính lúp:

+ Đặt kính lúp gần sát vào vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính.

+ Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét.

C:\Users\admin\Desktop\Lý thuyết kính lúp khoa học tự nhiên 6 sách CTST_files\1628936036483_mceclip0.png

Một số hình ảnh nhìn qua kính lúp

- Bảo quản kính lúp:  

+ Lau chùi vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm.

+ Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng.

+ Không để mặt kính tiếp xúc với các vật nhám, bẩn.

Bài học liên quan

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - CTST

 PHẦN THI KHẢO SÁT

 PHẦN MỞ ĐẦU

 CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO

 CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT

 CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

 CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THƯC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

 CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT

 CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

 CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

 CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

 CHỦ ĐỀ 9: LỰC

 CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG

 CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI