[Chân trời sáng tạo] Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
I. CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Khoa học tự nhiên được chia thành các lĩnh vực: vật lý học, sinh học, hóa học, sinh học, thiên văn học, khoa học Trái đất.
Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quay luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng.
Ví dụ: Nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên như sấm, sét, nghiên cứu sản xuất các thiết bị điện, ...
|
|
|
|
Hóa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.
Ví dụ: Nghiên cứu thành phần hóa học của các vật, các phản ứng hóa học và ứng dụng trong công nghệ chế biến...
Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường.
Ví dụ: Nghiên cứu về sự lớn lên của các sinh vật , cấu tạo cơ thể của chúng...
|
|
Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.
Ví dụ: Nghiên cứu cấu trúc bên trong của Trái Đất
|
|
Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.
Ví dụ: Nghiên cứu tìm hiểu các hành tinh trong hệ mặt trời
|
|
Chú ý :
Ngành vật lí học, hóa học, khoa học Trái Đất, thiên văn học thuộc các ngành khoa học vật chất.
Ngành sinh học là ngành khoa học sự sống.
II. ỨNG DỤNG LIÊN QUAN ĐẾN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Trong đời sống hằng ngày có rất nhiều ứng dụng liên quan đến các lĩnh vực của khoa học tự nhiên như:
- Mô hình trồng rau thủy canh trong nhà.
- Mô hình chăn nuôi bò sữa tiên tiến.
- Sử dụng pin năng lượng mặt trời để tạo ra điện.
- Sử dụng năng lượng gió để tạo ra điện.
III. VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG
1. Dấu hiệu đặc trưng của vật sống
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Sinh vật lấy thức ăn, chất dinh dưỡng, nước từ môi trường để tích lũy và chuyển hóa năng lượng nuôi sống cơ thể, đồng thời thải chất thải ra môi trường.
Sinh trưởng, phát triển: Sinh vật lớn lên, tăng trưởng về kích thước và hình thành các bộ phận mới.
Vận động: Sinh vật di chuyển (động vật), trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường… để sinh trưởng và phát triển.
Cảm ứng: Sinh vật phản ứng lại tác động của môi trường.
Sinh sản: Sinh vật sinh sản để duy trì nòi giống.
2. Khái niệm về vật sống và vật không sống
Vật sống là vật có các biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
Ví dụ: con gà, cây cà chua, con giun...
Vật không sống là những vật không có những biểu hiện của sự sống.
Ví dụ: robot, máy tính để bàn, viên đá...
LƯU Ý:
Tất cả những vật sống và vật không sống đều không ngừng chuyển động và biến đổi: Trái Đất quay quanh mặt trời, con người sinh ra và lớn lên, cây đậu nành lớn lên và ra quả, sự chuyển động của các phân tử nước…
Do một nguyên nhân nào đó như thiên tai, bệnh tật…vật sống sẽ bị chết và khi đó trở thành vật không sống.
Ví dụ:
Cây bị bật gốc sau cơn bão, không còn khả năng trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản…trở thành vật không sống.
Con người do đau ốm, bệnh tật chết đi không còn khả năng trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản lúc này trở thành vật không sống.
3. So sánh vật sống và vật không sống:
Giống nhau: đều là đối tượng nghiên cứu của các ngành nghiên cứu khoa học tự nhiên, tồn tại dưới 1 dạng nhất định.
Khác nhau:
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - CTST
PHẦN THI KHẢO SÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
[Chân trời sáng tạo] Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
[Chân trời sáng tạo]bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử
[Chân trời sáng tạo] Kiểm Tra Tổng Kết Phần Mở Đầu - Khoa Học Tự Nhiên 6
Bài học liên quan